Tiếp tục cập nhật…
Chỉ trích phải tinh tế
Tại 1 chuyến xe đi ngang qua đèo Hải Vân, trên xe có 5 hành khách: 1 bà lão, 1 cô gái trẻ đẹp và 3 người thanh niên.
Khi xe qua 1 đoạn hầm tối, thì tất cả hành khách trên xe nghe tiếng 1 nụ hôn rõ to ”CHỤT….”.
Bà lão nghĩ: “Giới trẻ bây giờ thật là dữ dội!”
Cô gái nghĩ: “Tại sao mình trẻ, đẹp như vậy mà không được hôn như bà lão kia?”
Chàng trai thứ 1: “Lát nữa khi vào đoạn tối, ta sẽ lại hôn 1 cái thật đã giống như lúc nãy!”
Chàng trai thứ 2: “1 lát ta phải tát 1 cái thật đã giống như hồi nãy!”
Chàng trai thứ 3 mặt mày đỏ ửng còn in dấu bàn tay trên mặt mới nói: “Mẹ kiếp thằng nào tác ông!?”
Các bạn thân mếm vừa rồi là câu chuyên vui để thấy 1 vấn để thú vị mà tôi muốn thảo luận cùng các bạn.
Đó là chủ đề “Chỉ Trích”.
Chỉ trích là 1 vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt đối với người Á Đông chúng ta, nó rất nghiêm trọng nhưng ít ai để ý đến nó.
Nó có khả năng gây ra sự tổn thương cho người khác, nhưng khi người ta thích thì người ta lại thoải mái chỉ trích người khác. Hoặc khi người ta thấy 1 người nào đó làm 1 việc gì sai với ý muốn của họ, thì người ta thoải mái chỉ trích, họ nghĩ rằng chỉ trích là 1 cái quyền, và để chỉ trích thì ko cần bất cứ kỹ năng nào hết
Chúng ta biết rằng, thậm chí khi một người có lỗi thật sự. Mà khi mình chỉ trích họ, họ cũng thấy rất là khó chịu, khả năng nổi giận rất cao, dẫn đến khả năng xung đột lại càng cao hơn nữa.
Nó giống như 1 mồi lửa cháy âm ĩ trong mỗi người, và việc chỉ trích, giống như chúng ta đang châm từng giọt xăng vào trong đó!
Vậy qua bài viết này nguyentanlong.com sẽ thảo luận với các bạn kỹ năng chỉ trích, khi gặp phải 1 vấn đề sai, quấy nào đó. Mà theo tôi đây là 1 kỹ năng quan trọng.
Khi muốn chỉ trích ai đó, trước hết hãy đặt mình vào vị trí của người đó, đo lường mức độ tổn thương mà cái người bị chỉ trích đó phải hứng chịu. Mườn tượng nó trước ở trong đầu, phải xem xét mức độ nghiêm trọng của nó trước khi muốn chỉ trích ai.
Do đất nước chúng ta còn chưa thu hút nhiều được đầu tư nhiều như các nước Âu, Mỹ, nên hằng ngày chúng ta tiếp xúc nhiều với người bản địa lâu dần nên đã đi vào tiềm thức. Muốn chỉ trích là chỉ trích.
Đơn cử như ở đất nước đa chủng tộc, đa văn hóa như Mỹ nên người ta vô cùng tinh tế khi “đụng chạm” với nhau. Tức là trước khi người ta sắp nói điều gì đó mà có khả năng làm người khác tổn thương, thì người ta sẽ rào trước đón sau, người ta sợ lời nói của mình sẽ tạo thành vết thương sâu thẩm trong tâm hồn của người nghe.
Ví dụ như trong công ty:
Một anh chàng đang làm sai 1 điều nào đó, thì ngay lập tức người làm việc chung với anh ta nói: “Mày làm ăn vậy đó hả? Mày làm ăn tào lao bí đao….” → Quá thoái mái trong việc dung ngôn từ làm tổn thương người khác!
Cái lưỡi là 1 bộ phận rất nhỏ của cơ thể nhưng ta thấy: chiến tranh cũng từ đó mà ra, người ta đánh nhau cũng vì cái lưỡi ko được quản lý tốt, đánh nhau cũng vì ngôn từ mang tính xúc phạm người khác…
Còn” đánh nhau” trong môi trường công ty, cơ quan… là do người ta thiếu tinh tế trong vấn đề cần phải góp ý xây dựng lẫn nhau.
Nên nhớ “chỉ trích” & “góp ý xây dựng” là 2 phạm trù khác nhau nhé!
Có 1 số người thường biện hộ như sau:
“Tính tôi nóng vậy đó, nhưng mà tôi không để bụng”. Như vậy khi họ giận lên rồi thì họ sẵn sàng làm tổn thương người khác mặc kệ hậu quả phía sau.
Và nên biết 1 điều nữa, ranh giới của thẳng thắn và tính thô lỗ nó rất mờ nhạt, chúng ta còn ngay vị trí này thì là thẳng thắn, chỉ cần một bước chân nữa thôi là chúng ta sẽ thành thô lỗ.
Lời nói không phải là dao
Mà nghe lòng đau nhói
Lời nói không phải là khói
Tại sao mắt lại cay
Lời nói không phải mây
Sao đưa ta xa mãi
Sao không ngồi ngẫm lại
Nói với nhau nhẹ nhàng
Các bạn hãy để lại suy nghĩ của mình
Dưới phần bình luận và nhắn tin trực tiếp vào fanpage của nguyentanlong.com nhé