Chẳng dám nói hiểu hết lẽ nhân sinh, nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái. Hạnh phúc do mình tạo ra, Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng. Qua 1 ngày mất 1 ngày, qua 1 ngày vui một ngày. 

Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra
mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó. 

“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay  lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già. Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ lắm rồi.

Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ. Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ. Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào
ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho
bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi. Trông cậy vào đồng tiền
ư? Chỉ còn cách ấy.

Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn. Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).

Thật ra, ghế cao không bằng tuổi họ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao

Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên chỉ sống thật với mình.

Sống phải năng hoạt động, nhưng cũng đừng hoạt động quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất. Quá nhiều thịt cá thì lại không hấp thụ được

Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ, quá ồn ào thì lại khó chịu. Mọi thứ đề nên vừa phải. 

Một ngày, trước nhà hoa nở rộ
Mấy chốc từng cánh đã héo khô
Cuộc đời cũng ngắn ngủi như thế
Chìm trong luân kiếp chẳng bến bờ
Gió thổi lòng ta nghe lạnh lẽo
Trăng mờ che khuất đám mây trôi
Nhân gian trăm năm thật ngắn ngủi
Yêu ghét buồn vui mấy cuộc đời?
Lắng nghe mùa thu tiếng dế kêu
Một mình tỉnh giác trong đêm thâu
Cô đơn luôn theo người tu sĩ
Sóng vỗ ngàn thu, mấy kiếp sầu
Được mất chốn đây tựa mây khói
Bao nhiêu lợi danh, công dã tràng
Một lòng đi theo tu Đại Đạo
Đường về tiên giới, rộng thênh thang!

 

Thân xác mươi năm là sẽ tan,
Linh hồn vạn tuổi chẳng phai tàn.
Người xưa hướng tới điều vĩnh cửu,
Người nay dùng xác này hân hoan.

Thiên đường ko có trên mặt đất,
Chỉ là con người lừa dối nhau.
Ai ai cũng đều thấm đau khổ,
Hạnh phúc chỉ là tranh nhạt màu.

Nơi cõi hồng trần ai có biết,
Năm xưa sinh mệnh rất huy hoàng.
Trải qua bao kiếp người biến đổi,
Mà rớt xuống đây, buồn mênh mang.

Đời người trôi qua trong chớp mắt,
Buồn vui thế gian được mấy khi.
Đường về trễ nải bao năm tháng,
Đến khi chuyển thế còn lại gì!